Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Kinh doanh đa cấp, ngành kinh doanh nghiêm túc

Kinh doanh đa cấp, ngành kinh doanh nghiêm túc
Có lịch sử ra đời và phát triển hơn 70 năm, tạo ra doanh thu khổng lồ và giải quyết hàng triệu việc làm. Kinh doanh đa cấp (KDĐC) đã trở thành một mô hình được cả thế giới công nhận.

Câu chuyện ra đời và phát triển
Sự ra đời của ngành KDĐC hay còn được gọi là ngành Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renhborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng MLM (Multi Level Marketing) vào trong cuộc sống, tạo ra một ngành kinh doanh được coi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.
karlrenhborg
Nhà hóa học người Mỹ Karl Renhborg (1887-1973)


Karl Renhborg có thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn, Renhborg đã nhận ra vai trò quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với con người. Năm 1927, Renhborg về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau từ cây cỏ linh lăng. Sau nhiều cố gắng để bán sản phẩm mà không có kết quả, Renhborg đã nảy ra một ý tưởng kinh doanh mà nó chính là tiền đề của ngành KDĐC ngày hôm nay.
Năm 1934, Karl Renhborg sáng lập ra công ty Vitamins California và nhờ phương pháp phân phối hàng mới này, công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Vào đầu năm 1940, ông đổi tên công ty thành 'Nutrilite Products' theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ MLM. Đây được coi là năm khởi đầu của KDĐC với “ông tổ” Karl Renhborg.
Hơn 70 năm qua, MLM không ngừng phát triển cả về hình thức kinh doanh lẫn quy mô hoạt động. Hiện nay, MLM đang phát triển mạnh ở 125 nước trên khắp các châu lục. Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo mô hình MLM.


Ngành kinh doanh của thế kỷ 21
Ngày nay, vai trò quan trọng của mô hình KDĐC trong nền kinh tế toàn cầu đã được thừa nhận rộng rãi. Công chúng xem KDĐC như một giải pháp cho vấn đề việc làm. Hàng tỉ đôla đang chuyển từ hệ thống bán lẻ truyền thống sang hệ thống bán hàng qua catalogue, mua hàng qua tivi, các cửa hàng ảo trên internet… Và MLM đang đóng vai trò ngày càng lớn trong cuộc cách mạng này. Theo thống kê của WFDSA (Liên Đoàn bán hàng trực tiếp thế giới) năm 2010, dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng doanh thu của ngành KDĐC trên toàn cầu vẫn đạt hơn 110 tỷ USD năm 2010, tốc độ tăng trưởng từ 20-30%, số người tham gia làm việc trong lĩnh vực KDĐC trên toàn cầu là gần 75 triệu người.
Tại Châu Á, cũng theo thống kê từ WFDSA thì Nhật Bản là nước có doanh thu KDĐC cao nhất, hơn 22 triệu USD. Còn Thái Lan là nước có số người tham gia làm việc trong ngành KDĐC cao nhất - 10 triệu người.
Theo số liệu từ Direct Selling Association - DSA (Hiệp hội bán hàng trực tiếp tại Mỹ) thì doanh thu ngành MLM tại Mỹ đạt 28,33 tỉ USD năm 2009, có hơn 16 triệu người Mỹ đang tham gia làm việc trong lĩnh vực MLM.
Trong khi KDĐC đã lan tỏa và tạo nên thành công trên khắp thế giới, tại Việt Nam, KDĐC chỉ mới thực sự phát triển vài năm gần đây, cho nên còn cả một tương lai phát triển to lớn và rộng mở phía trước chưa được khai phá.
Nguồn: Ủy ban Bán Hàng Trực Tiếp thuộc AmCham Việt Nam tại TP.HCM

Ủy ban Bán Hàng Trực Tiếp thuộc AmCham Việt Nam tại TP.HCM là một nhóm các công ty có lịch sử ngành KDĐC lâu đời trên thế giới và hiện đang có mặt tại Việt Nam, gồm Amway, Avon, Herbalife, Oriflame, Sophie Paris và Tahitian Noni. Đây là một trong những Ủy ban ngành nghề được thành lập và hoạt động khá năng động trong Hiệp Hội Thương Mại Mỹ tại TP. HCM (AmCham HCM) nhằm bảo vệ và nâng cao việc KDĐC hiệu quả cho các công ty là thành viên của Ủy Ban. Đồng thời đảm bảo các công ty và người tham gia luôn cam kết KDĐC nghiêm túc theo các chuẩn mực đạo đức kinh doanh do công ty và Ủy Ban đề ra, thực hiện đúng các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét